Trong nhịp sống hối hả, vai trò của Marketing càng trở nên phức tạp hơn giữa sự nhiễu loạn từ mạng xã hội, truyền thông, sự gia tăng những thiết bị di động, sự thay đổi thói quen xem Tivi. Để làm chủ xu thế này, các doanh nghiệp phải chuyển hướng chú trọng đến việc làm các quảng cáo truyền hình như những câu chuyện.
>>> 6 thủ thuật xây dựng content marketing hiệu quả cho mọi dự án
>>> Thế nào là một sản phẩm TVC hiệu quả
Để truyền đi một thông điệp thương hiệu đòi hỏi các marketer phải ứng biến đối với mọi loại hình, tùy thuộc vào việc thông điệp được truyền theo phương thức nào và đối tượng là ai. Trong mỗi thương hiệu, luôn có một niềm kiêu hãnh rõ ràng khi diễn thuyết về lịch sử, hay niềm đam mê ẩn sâu trong bản thân sản phẩm. Nhưng sản phẩm chỉ thực sự tồn tại khi bản thân nó mang một câu chuyện, và với tư cách người kể chuyện, các marketer phải bằng cách nào đó tạo được sự khác biệt, có tác động châm ngòi cho trí tưởng tượng và khơi gợi nên các cuộc thảo luận trong cộng đồng.
Kể một câu chuyện chính là thể hiện sự nhận thức về việc thương hiệu được cảm nhận thế nào trên thị trường, những kiến thức công nghệ phía sau sản phẩm, sự khác biệt của sản phẩm và sự trải nghiệm của khách hàng.
Việc kể một câu chuyện cũng là sự thể hiện quan điểm của bạn. Điều quan trọng đó là việc bạn đưa ra được quan điểm kể cả việc quan điểm đó gây tranh cãi hay nhận được sự đồng thuận thì nó cũng đã phản ánh việc tiếp nhận câu chuyện của khách hàng. Việc không đưa ra được một quan điểm đồng nghĩa với việc sản phẩm, thương hiệu sẽ trở nên mờ nhạt. Cả khách hàng lẫn người quản trị thương hiệu đều có thể cảm nhận rõ điều này. Và khách hàng luôn đánh giá cao những quan điểm khiến họ phải suy nghĩ.
Thông qua những câu chuyện sẽ là sự kết nối với khách hàng. Chính vì vậy, việc bạn kể chuyện thể nào để khách hàng cảm thấy lôi cuốn, có chiều sâu mới có khả năng kết nối tốt. Thực ra bạn có thể gây hại nhiêu hơn là lợi nếu như chỉ kể ra một nửa sự thật, một phần cuộc thảo luận hay là những câu chuyện gượng ép. Hãy dành thời gian và đừng tự gây áp lực về việc phải “làm một cái gì đó”. Kể chuyện phải đúng chuyện, đúng lúc và với đúng người.
XEM THÊM: