Quảng cáo trong phim – Con dao hai lưỡi?

Tình trạng đang xem một bộ phim yêu thích lại xen vào một đoạn quảng cáo hay diễn viên trực tiếp giới thiệu một nhãn hàng hay sản phẩm nào đó trên truyền hình không còn quá xa lạ. Không chỉ riêng các bộ phim Việt, những bộ phim Hollywood cũng không tránh khỏi những quảng cáo này. Tuy nhiên, cần phải có những hình thức lồng ghép phù hợp hơn, để những quảng cáo trong phim không trở nên lố, khiến người xem khó chịu.

quang-cao-trong-phim

Không chỉ là những đoạn quảng cáo trực tiếp được phát trước, giữa và sau phim, mà còn là những quảng cáo gián tiếp. Có ba hình thức quảng cáo gián tiếp sản phẩm trong phim, đó là việc xuất hiện trực tiếp của sản phẩm như một dụng cụ trong phim, hai là nhắc tới sản phẩm trong lời thoại, ba là để hình ảnh sản phẩm xuất hiện trong các shot phim.

Nói đến hiệu quả thì quảng cáo trong phim mang đến hiệu quả khá cao cho doanh nghiệp. Nếu tận dụng hợp lý kênh truyền thông này, doanh nghiệp có thể thu lợi về cao rất nhiều lần so với đầu tư quảng cáo ở những kênh khác. Việc lồng ghép các sản phẩm quảng cáo một cách khôn khéo phải nói đến các nhà sản xuất phim Hàn Quốc. Trong các bộ phim thần tượng Hàn Quốc, hầu hết đều gắn với quảng cáo một sản phẩm nào đó, từ xe hơi, điện thoại đến các hãng thời trang, mỹ phẩm. Quảng cáo được lồng ghép  biên kịch một cách khéo léo trong các bộ phim này giúp cho người xem cảm thấy thoải mái và tự nhiên nhất. Hiệu quả chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sau khi những bộ phim này kết thúc có là những người hâm mộ, truyền thông bắt đầu vào cuộc bóc mác những sản phẩm được các diễn viên trong phim sử dụng và có khi còn săn lùng tạo nên một xu hướng mới.

Tuy nhiên quảng cáo trong phim cũng chính là con dao hai lưỡi khi những quảng cáo này lồng ghép không khéo, gây cảm giác bực mình cho người xem. Hệ quả của điều này đó là có thể từ thiện cảm ban đầu với sản phẩm bị đổi lại thành ác cảm khi quảng cáo xuất hiện quá nhiều và lộ liễu. Đối với các phim truyện phát sóng tại Việt Nam, thời lượng của mỗi bộ phim chỉ dài khoảng 45 phút, những thường bị cắt thành 3,4 đoạn khiến người xem khó chịu. Đặc biệt, khi phim đang đến đoạn cao trào, nhà đài thường cắt để xen quảng cáo vào. Có lẽ nhà đài muốn tăng thêm độ gay cấn, khiến khán giả phải hồi hộp để chờ đợi kết quả. Tuy nhiên những quảng cáo xen giữa này lại làm đứt mạch cảm xúc của khán giả, khiến khán giả rơi vào cảm giác hụt hẫng và tụt cảm xúc. Điều này khiến cho ác cảm đối với sản phẩm càng tăng lên.

Phải nói rằng truyền hình hay phim điện ảnh là mảnh đất màu mỡ để các doanh nghiệp, nhà làm quảng cáo tung ra các chiêu bài mới. Tuy nhiên, đạt được hiệu quả hay không cần nghiên cứu rất nhiều về thói quen người xem cũng như khai thác được những yếu tố có lợi khi quyết định tung quảng cáo sản phẩm vào trong các chương trình này.

quang-cao-truyen-hinh
quang-cao-truyen-hinh
quang-cao-truyen-hinh
quang-cao-truyen-hinh
quang-cao-truyen-hinh
quang-cao-truyen-hinh
quang-cao-truyen-hinh
quang-cao-truyen-hinh