5 Cụm từ nguy hiểm trong sản xuất phim tự giới thiệu

Sản xuất phim tự giới thiệu không đơn giản chỉ là phim quảng cáo! Có những quy tắc đòi hỏi nhà sản xuất phải thật khéo léo sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau. Và 5 cụm từ nguy hiểm dưới đây được “cảnh báo” nên tránh xa trong bất kỳ một chiến dịch làm phim quảng cáo – Một trong số những quy tắc sản xuất phim tự giới thiệu mà không phải ai cũng có thể nắm rõ được tất cả những nguyên tắc cơ bản này.

5 Cụm từ nguy hiểm trong sản xuất phim tự giới thiệu

Tăng doanh số bán hàng, tăng lợi nhuận, đẩy mạnh hàng hóa tới tay người tiêu dùng chính là chiêu thức kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp. Để làm tốt trọn vẹn khâu này, sản xuất phim quảng cáo được xem là chiến lược quan trọng nhất. Tuy nhiên, nhiều đơn vị lại lợi dụng hình thức này, đưa ra những mẩu quảng cáo “ngọt như mía lùi”, đưa sai sự thật và phi lý trên thực tế điều này có thể đem lại lợi nhuận một cách nhanh nhất, tuy nhiên chính nó sẽ là vũ khí đâm ngược trở lại. Dưới đây là 5 cụm từ gây phản cảm nhất trong các câu quảng cáo mà bạn cần tránh hoặc chỉ sử dụng khi cần thiết vì nó có thể gây những hậu quả đáng sợ hơn bạn nghĩ!

sản xuất phim tự giới thiệu

1. Miễn phí (Free)

“Miễn phí” là một trong những cụm từ dễ bị lạm dụng nhất trong phim quảng cáo, hay những từ có nghĩa tương tự như “không chi phí”, “không cần phải đầu tư”… Sử dụng từ “miễn phí” là một trong những cái bẫy khó lường, bởi nó là từ rất dễ thu hút sự chú ý của khách hàng, nhưng cũng dễ gây mất lòng tin.

2. Đảm bảo (Guarantee)

Mục đích chính mà công việc viết quảng cáo hướng tới chính làm sao để đánh trúng vào điểm yếu và tâm lý khách hàng. Chẳng hạn như họ thích sự an toàn và muốn được người khác tin tưởng. Vì vậy mà cũng dễ hiểu lý do tại sao nhiều công ty lại sử dụng từ “đảm bảo” một cách tự do đến như vậy.

3. Giá thấp nhất (Lowest price)

Khách hàng nào chẳng quan tâm đến giá cả. Giá cả chính là yếu tố thứ 2 sau chất lượng giúp doanh nghiệp tạo sự khác biệt, nổi bật. Tuy nhiên, việc tuyên bố mức giá như thế nào cần phải được làm rõ và khiến khách hàng tin tưởng lại là một điều khó khăn. Trong thực tế, việc công bố giá cả ưu đãi, hấp dẫn đã không còn có nhiều sức nặng vì chiến thuật này bị lạm dụng quá nhiều.

4. Không có rủi ro (Risk free or no risk)

Dù là sản xuất phim tự giới thiệu doanh nghiệp cũng còn gặp rủi ro, chứ đừng nó kinh doanh. Đây là một ví dụ khác về một cụm từ quảng cáo không còn hiệu quả vì đã được sử dụng quá nhiều và một cách quá thường xuyên. Trong xã hội ngày nay, khách hàng họ khá thông minh trong việc mua hàng, họ biết rõ một thực tế rằng người này có lợi thì người khác ít nhiều sẽ bị thiệt. Vì vậy khách hàng khó có thể tin rằng việc họ mua một món đồ nào đó sẽ không có rủi ro gì.

5. Cho đến hoặc Ít nhất (Up to or at least)

Hai cụm từ này có thể gây phản cảm khá lớn cho khách hàng. Chẳng hạn như “giảm giá tới 75%” có nghĩa là chỉ một số mặt hàng nào đó giảm 75% giá bán mà thôi, trong khi những mặt hàng còn lại chỉ được giảm giá ở tỷ lệ ít hơn, thậm chí vẫn giữ nguyên giá. Khách hàng có thể hào hứng khi nhìn thấy “giảm giá 75%” và rồi họ nhanh chóng thất vọng khi nhận ra rằng chỉ có một số món hàng không thông dụng mới được giảm tới mức đó.

quang-cao-truyen-hinh
quang-cao-truyen-hinh
quang-cao-truyen-hinh
quang-cao-truyen-hinh
quang-cao-truyen-hinh
quang-cao-truyen-hinh
quang-cao-truyen-hinh
quang-cao-truyen-hinh